Phương pháp Giao tiếp (Communicative language teaching)
Phương pháp Giao tiếp tập trung rèn luyện cho người học giao tiếp hiệu quả và phù hợp trong những tình huống đa dạng mà họ có thể gặp phải. Nội dung của các khóa học CLT là về những chức năng hội thoại như mời, đề nghị, phàn nàn,… Mục tiêu của dạy học ngoại ngữ là phát triển kỹ năng giao tiếp/kỹ năng ngôn ngữ (linguistic skills), năng lực giao tiếp (communicative competence). Phương pháp này đòi hỏi phải tính đến phương diện xã hội, văn hóa của ngôn ngữ, các điều kiện xã hội của quá trình sản sinh ngôn ngữ và tính đến ngôn ngữ được dùng trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, phương pháp Giao tiếp còn chú ý tới phương diện nghĩa của ngôn ngữ, hay nói một cách khác cần lưu ý tới ý định giao tiếp (intention of communication). Khái niệm này về sau các nhà ngôn ngữ gọi là chức năng ngôn ngữ (language function). Như vậy, theo Phương pháp Giao tiếp ngôn ngữ không chỉ là phương tiện diễn đạt tư duy mà còn là phương tiện giao tiếp. Mục đích cuối cùng của người học ngoại ngữ không chỉ tiếp thu và nắm chắc kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) mà cần phải đạt được năng lực (khả năng) giao tiếp - tức là phát triển được tất cả 4 kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) và sử dụng được ngôn ngữ để giao tiếp. Với phương pháp này, trong giờ dạy giáo viên thực hiện theo 5 bước: + Giới thiệu ngữ liệu (presentation) + Thực hành bài tập (Exercises) + Hoạt động giao tiếp (Communicative activities) + Đánh giá (Evaluation) + Củng cố (Consolidation). Tại Coaching English, chúng tôi luôn hướng đến đào tạo học viên vững chắc kiến thức và có khả năng giao tiếp thành thạo. Vì vậy, phương pháp giao tiếp được ứng dụng trong đa số các khóa học tại trung tâm, đặc biệt là giờ luyện nói với giáo viên Bản ngữ.Phương pháp Giao tiếp (Communicative Language Teaching) là gì?
Phương pháp Giao tiếp tập trung vào điều gì?
Các bước triển khai phương pháp Giao tiếp trong lớp học?